Modbus ban đầu là một giao thức truyền thông nối tiếp được phát triển bởi Modicon (nay là Schneider Electric) vào năm 1979.
Trong mạng Modbus tiêu chuẩn, có một Master và tối đa 247 Slave, mỗi Slave có một địa chỉ duy nhất từ 1 đến 247.
Modbus thường được sử dụng trong tự động hóa công nghiệp bởi các thiết bị như SCADA, HMI, OPC Servers, PLC, RTU và HMI. Nó có 2 định dạng;
- Modbus ASCII (mỗi byte dữ liệu được chuyển đổi thành 2 ký tự ASCII).
- Modbus RTU (dữ liệu 8 bit)
Giao thức Modbus/RTU chứa địa chỉ thiết bị (Host) và cho phép giao tiếp giữa nhiều thực thể trên cùng một đường nối tiếp (tức là RS485). Modbus master sẽ chủ động thăm dò các Modbus Slave để gửi và lấy thông tin (đọc / ghi dữ liệu). Khi công nghệ phát triển, ngành Tự động hóa Công nghiệp đã tạo ra giao thức Modbus/TCP để cho phép gắn trực tiếp thiết bị qua Ethernet. Thiết bị có cổng Ethernet và hỗ trợ Modbus/TCP có thể được sử dụng trên các mạng Ethernet tiêu chuẩn, cung cấp kết nối với nhau ở khoảng cách xa hơn và linh hoạt hơn.
Định dạng gói tin Modbus
Trong nhiều ứng dụng, có những thiết bị chỉ hỗ trợ các cổng COM chuẩn nối tiếp với giao thức Modbus. Quản trị mạng cần một cách để kết nối các thiết bị nối tiếp Modbus này với các máy chủ tương thích Modbus/TCP hoặc Modbus/UDP qua Ethernet. Modbus gateway là giải pháp tuyệt vời cho nhu cầu này.
Tóm lại, Modbus gateway là một thiết bị với 2 chức năng chuyển đổi như sau:
- Chuyển đổi chuẩn vật lý giữa cổng Serial (RS232 / RS422 / RS485) và Ethernet
- Chuyển đổi giao thức gói tin giữa Modbus TCP và Modbus RTU/ASCII
Tham khảo thêm các thiết bị Modbus gateway TẠI ĐÂY của các hãng ORING, ATC, PERLE,...